Cập nhật lúc: 27/12/2023

Top 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023

Năm 2023 là một năm khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, vẫn có những sự kiện “cơn gió ngược”, ghi dấu sự phát triển mang tính lịch sử.

Tăng trưởng GDP đạt trên 5%

Năm 2023 là một năm khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Về tổng thể, nền kinh tế toàn cầu năm nay bấp bênh trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo, như đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga - Ukraine và chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước phát triển nhằm kiềm chế lạm phát và hướng tới tài chính công bền vững; xu hướng thu hẹp tiêu dùng và sụt giảm lượng đơn hàng xuất khẩu...

1

Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, thách thức, phức tạp và bất thường, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung và không ngừng nâng tầm vị thế quốc tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng GDP năm 2023 của cả nước ước đạt trên 5%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn cao hơn gấp đôi mức tăng GDP trung bình thế giới và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2023.

Hơn 200 doanh nghiệp thành lập và quay lại hoạt động

Trong năm nay, cả nước có 201,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3,5% so với cùng kì năm trước; bình quân 01 tháng có 18,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Đồng thời, có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 549,1 nghìn tỉ đồng, bằng 75% kế hoạch năm và tăng 22,1% so với cùng kì năm trước (cùng kì năm 2022 bằng 74,9% và tăng 20,9%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng 9,6% (trừ yếu tố giá tăng 7,0%). Tính đến hết tháng 11/2023, lượng khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 11,2 triệu lượt người, gấp 3,8 lần cùng kì năm trước và bằng 68,9% so với cùng kì năm 2019.

Ngân hàng 4 lần hạ lãi suất điều hành

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm lãi suất liên tục 4 lần, từ 0.5-2%/năm. Lần đầu tiên, áp dụng từ ngày 15/03/2023, NHNN đã giảm 0.5% lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND ở một số lĩnh vực, ngành kinh tế; lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay liên ngân hàng giảm 1%.

luong-1-16878204391601684356220-41-0-666-1000-crop-16878204432981544953929-16896760336821402334353

NHNN giảm lãi suất điều hành thêm 3 lần nữa vào các ngày 03/04, 25/05 và lần cuối vào ngày 19/06/2023 nhằm tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Hiện tại, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, dao động từ 4,78% đến 5,29%/năm. Đến ngày 25/12, Vietcombank là ngân hàng giữ ngôi vị quán quân trả lãi suất tiền gửi thấp nhất thị trường ở mức 1,9% với kỳ hạn 1 - 2 tháng. 

Lập kỷ lục đưa 475 km đường cao tốc đưa vào sử dụng

Trong năm, 14 dự án giao thông trọng điểm đã hoàn thành, trong đó có các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, đã nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc của cả nước lên 1.892 km. Kết quả này góp phần hiện thực hóa một trong ba đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Ngay ngày đầu tiên của năm, Lễ khởi công 12 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đã mở màn cho việc khởi công hàng loạt dự án giao thông trọng điểm khác.

Giá vàng tăng cao kỷ lục

Theo đà tăng của giá vàng thế giới, vàng trong nước cũng đồng loạt tăng mạnh, thiết lập ngưỡng kỷ lục mới những ngày cuối năm 2023. Giá vàng thế giới chạm mốc 2.100 USD/ounce. Trong nước, đến ngày 25/12, giá vàng miếng cao nhất đã lên ngưỡng 77 triệu đồng/lượng. 

gia-vang-trong-nuoc-07005769-1703382642530-1703382643746941168843

Cùng đà tăng, vàng nhẫn cũng lên mức cao chưa tùng có ở mức 63 triệu đồng/lượng. Những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, đi kèm với lạm phát leo thang ở những nền kinh tế lớn đã đẩy nhu cầu vàng tăng cao.  

Thị trường bất động sản gặp khó, loạt chính sách ứng cứu

Có 4 hội nghị lớn được tổ chức, 6 công điện, một nghị quyết và hàng chục chỉ đạo được ban hành liên tục nhằm tìm hướng giải quyết những khó khăn trên thị trường. Bên cạnh đó, nhiều chính sách tích cực đã được ban hành như Nghị định 08 và Dự thảo Thông tư 16 (sửa đổi) gỡ khó cho thị trường trái phiếu; Nghị quyết 33 thúc đẩy thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững; Nghị định 10 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai, tháo gỡ cho bất động sản nghỉ dưỡng, Thông tư 02 về cơ cấu lại nợ; Thông tư 03 cho phép nới một số điều kiện đầu tư, cho vay, mua lại trái phiếu doanh nghiệp...

10 dự án nhà ở xã hội khởi công

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2023, các địa phương trên cả nước đã khởi công được 10 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp với tổng số khoảng 19.853 căn. Trong số đó 7 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị với quy mô 8.815 căn.

ttxvn-du-an-nha-o-xa-hoi-2412-2516.jpeg

Bộ Xây dựng đã 3 lần công bố danh mục các dự án đủ điều kiện được vay trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và gửi Ngân hàng Nhà nước. Có 24 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ đủ điều kiện vay vốn với quy mô 20.188 căn hộ, tổng mức đầu tư 19.014 tỷ đồng và nhu cầu vay vốn theo đề xuất của các địa phương khoảng 7.516 tỷ đồng.

Hãng xe Việt "cắm cờ" trên sàn chứng khoán Mỹ

Sau hai lần lỡ hẹn, dưới sự hậu thuẫn về tài chính của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng tập đoàn Vingroup, VinFast đã chính thức trở thành hãng xe điện toàn cầu. Tháng 8/2023, VinFast chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq tại Mỹ với mã niêm yết VFS. 

Hãng xe của tỷ phú Vượng đang là một trong 4 nhà sản xuất ô tô điện có giá trị vốn hoá lớn nhất toàn cầu. Trong năm, VinFast bán hơn 20.000 xe điện. Hiện, thị trường chính vẫn đang ở Việt Nam. 

Thông qua nhiều luật quan trọng

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua 7 luật và 9 nghị quyết. Trong đó, 7 luật quan trọng được thông qua gồm: Luật Căn cước; Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

1321-pl

Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý và quyết định điều chỉnh thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sang kỳ họp gần nhất, đảm bảo chất lượng và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn hiện nay.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam lập đỉnh

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng mạnh, lập đỉnh mới 663 USD/tấn vào những ngày đầu tháng 12. Nếu bỏ qua năm 2008, giá gạo 5% tấm xuất khẩu có lúc đạt 1,000 USD/tấn (khi đó Chính phủ ngừng xuất khẩu nên gần như không có thương nhân nào bán được giá này), thì đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Lý giải nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam tăng cao, theo các doanh nghiệp là do chất lượng ngày càng cao và nhu cầu thị trường thế giới lớn. Ngoài ra, Ấn Độ ra lệnh cấm xuất khẩu gạo trong tháng 10 vẫn chưa có động thái gỡ, thậm chí lệnh cấm có thể kéo dài đến hết tháng 2/2024. Vì vậy, thế giới vẫn hụt 40% nguồn cung từ nước này.

Cũng theo số liệu vừa công bố của hải quan, 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất hơn 7,1 triệu tấn gạo, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ 2022, vượt kế hoạch đầu năm (6,5 triệu tấn).

Nguồn:sohuutritue.net.vn
In Gửi Email