KHOÁ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG LÀM "PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH"
Tham gia lớp bồi dưỡng có 20 học viên là cán bộ, phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk, Trung tâm quản lý Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Phú - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại Lễ khai mạc.
Trong 2 ngày, các học viên được truyền đạt cho học viên những kỹ năng làm phóng sự truyền hình hiện đại, như: phương pháp phát hiện, khai thác đề tài, giải quyết vấn đề; sự phối hợp giữa biên tập và quay phim trong quá trình tác nghiệp; kỹ năng chọn nội dung, câu hỏi phỏng vấn nhân vật phù hợp; chọn bố cục, động tác, góc máy, xử lý hậu kỳ phóng sự truyền hình.
Hình ảnh đại biểu và các học viên tại Khoá bồi dưỡng
Tại đây, học viên còn được trao đổi, tương tác với giảng viên xoay quanh việc thực hiện phóng sự truyền hình; sự khác nhau giữa phóng sự truyền hình với các thể loại khác; các yếu tố cơ bản làm nên phóng sự truyền hình cũng như cấu trúc tác phẩm, tư duy đề tài, ngôn ngữ hình ảnh…
Học viên thực hành tại khoá bồi dưỡng
Hiên nay, việc làm báo trong kỷ nguyên số, ngành truyền hình nói chung, phóng sự truyền hình nói riêng đang cạnh tranh khốc liệt về thông tin với trang mạng xã hội. Vì vậy, người làm báo phải nhanh chóng thích ứng, thay đổi tư duy làm báo truyền thống sang tư duy của báo chí số. Tại một sự kiện, nhà báo phải tác nghiệp trên nhiều nền tảng, tạo ra sản phẩm đa dạng loại hình để đáp ứng nhiều đối tượng độc giả khác nhau, vừa tăng trải nghiệm cho độc giả, vừa mở ra cơ hội phát triển của cơ quan báo chí, truyền thông. Việc nâng cao chất lượng, cách thức thể hiện phóng sự truyền hình là vấn đề đang đặt ra cho các cơ quan báo chí./.
H’ Niăp Niê